Dấu hiệu nhận biết và cách tẩy giun móc mang lại hiệu qu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là môi trường thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh không đảm bảo và nơi ở chật chội cũng là nguyên nhân khiến con người chúng ta có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết mình mắc bệnh giun móc và cách tẩy giun móc như thế nào mang lại hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu nhé. 

Đặc điểm của giun móc

Cũng như nhiều loại giun khác, giun móc sống ký sinh vào chủ thể. Nó thuộc một ngành và được gọi là giun tròn. Ngành này có nhiều loại ký sinh trùng khác gây nên nhiều bệnh cho con người. 

Mặc dù gọi chung là giun móc nhưng chúng có hai loại phổ biến, đó là giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus ). Dù là hai loài nhưng có đặc điểm gần giống nhau nên trong quá trình điều trị quen gọi là giun móc. 

Giun móc sống ký sinh vào chủ thể

Dấu hiệu nhận biết nhiễm giun móc

Khi cơ thể nhiễm giun móc thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Nhiều trường hợp diễn ra âm thầm và mất máu cũng là hiện tượng mãn tính nên cơ thể sẽ được thích nghi dần theo thời gian. Nếu không không biết và để ý thì rất khó nhận biết trong điều kiện bình thường. 

Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu nhận biết tình trạng cơ thể bị nhiễm giun móc. Đó là:

  • Dấu hiệu cơ thể bị thiếu máu sẽ có những biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, xanh xao, trẻ em còi cọc, chậm lớn
  • Cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng. Ngoài mất máu thì giun móc cũng khiến cơ thể mất đi dưỡng chất protein qua nhiều cơ chế khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị nhiễm giun móc
  • Dấu hiệu tai mũi họng với những biểu hiện như đau họng, khàn tiếng, ù tai, nuốt vướng…
  • Đau bụng: Đây được xem là dấu hiệu nhiễm giun chung. Vị trí đau ở trên hoặc quanh rốn, đau âm ỉ ở bụng dưới
  • Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… 
  • Ngứa ngáy, nổi mẩn không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm giun móc

Cách tẩy giun móc hiệu quả

Khi gặp những dấu hiệu trên mà không rõ nguyên nhân thì biện pháp hữu hiệu nhất đó chính là đến các cơ sở y tế. Bạn sẽ được xét nghiệm để từ đó chẩn đoán mức độ nhiễm giun. Từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cũng như liều dùng sao cho phù hợp nhất. 

Hiện nay ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun cao bác sĩ thường cho bệnh nhân uống một trong hai loại thuốc cơ bản đó là Albendazole và Mebendazole:

  • Thuốc Mebendazole: Trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai không được sử dụng. Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng và nếu dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Thuốc Albendazole: Chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Người cho con bú nên theo chỉ định của bác sĩ

Hiện nay các bác sĩ thường kê đơn thuốc PIZAR 3 tẩy giun móc định kỳ. Bên cạnh đó, nên kết hợp Ivermectin + Albendazol liều duy nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể uống thuốc xổ giun PIZAR 3 bất cứ khi nào trong ngày nhưng không nên dùng khi quá đói. Khi tẩy giun thì nên sử dụng cho cả gia đình để ngăn chặn hiện tượng lây chéo. 

Hiện nay các bác sĩ thường kê đơn thuốc PIZAR 3 tẩy giun móc định kỳ

Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun móc

Da và đường tiêu hóa là hai con đường lây nhiễm của giun móc. Chính vì vậy để phòng ngừa loại giun này cũng như các ký sinh trùng khác các bạn nên có thói quen vệ sinh cơ thể cũng như môi trường sống.

  • Nên ăn chín, uống sôi
  • Hạn chế ăn những thực phẩm sống, tái
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến đồ ăn
  • Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
  • Xử lý nguồn nước thải hợp lý
  • Xổ giun định kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế…

Xổ giun định kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế

Kết luận

Chắc chắn dấu hiệu nhận biết và cách tẩy giun móc gợi ý trên sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun một hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích đối với các bạn trong cuộc sống. 

Sử dụng thuốc tẩy giun thông thường chưa đủ để làm sạch các loại giun khác ngoài giun đường ruột. Phối hợp Albendazole 400mg và Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất sẽ có hiệu quả loại trừ giun đường ruột thông thường (giun đũa, giun móc, giun tóc) và các loại giun khác: giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo.

Giờ đây, việc tẩy giun định kỳ đã đơn giản hơn bao giờ hết. Có thể tìm hiểu thêm tại: https://davipharm.info/vi/product/pizar-3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *